George Berkeley
George Berkeley (;
phiên âm tiếng Việt:
Gioóc Béccơly hay
Gioócgiơ Béccơli; 12 tháng 3 năm 168514 tháng 1 năm 1753) là một nhà triết học duy tâm người
Ireland. Thành tựu triết học chính của ông là việc đưa ra một học thuyết mà ông gọi là "
chủ nghĩa phi vật chất" (''immaterialism'', sau được người khác gọi là
chủ nghĩa duy tâm chủ quan (''subjective idealism'')). Học thuyết này, được tổng kết bởi câu châm ngôn của ông: ''"Esse est percipi"'' ("
Tồn tại nghĩa là được nhận thức bằng
tri giác"), cho rằng các cá nhân chỉ có thể biết trực tiếp các
cảm giác và
ý niệm về các khách thể, không biết về những thứ trừu tượng chẳng hạn như "
vật chất". Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm: ''
A Treatise Concerning the Principles of Human Knowledge'' (Luận về các nguyên lý của tri thức con người) (1710) và ''
Three Dialogues between Hylas and Philonous'' (Ba cuộc hội thoại giữa Hylas và Philonous) (1713), trong đó các nhân vật Philonous và Hylas đại diện cho chính Berkeley và
John Locke - nhà triết học cùng thời với ông. Năm 1734, ông xuất bản cuốn ''
The Analyst'' với nội dung phê phán các nền tảng của môn
giải tích (''calculus''), cuốn này đã có ảnh hưởng đối với sự phát triển của ngành toán học.
Ảnh hưởng của Berkeley còn được phản ánh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo được đặt tên theo tên ông. Cả trường
Đại học California, Berkeley, và
thành phố đã mọc lên quanh trường đều được đặt theo tên ông, tuy phát âm đã được biến đổi để phù hợp với
tiếng Anh Mỹ.
Được cung cấp bởi Wikipedia